• ISB-thiet-ke-web-nha-trang
  • ISB-dich-vu-quang-cao-google
  • ISB-dich-vu-quang-cao-facebook
  • ISB-xay-dung-he-thong-email
  • ISB hosting-ten-mien

Google : Đi đầu sáng tạo nhờ trao quyền cho nhân viên

Tháng 3/2013 là một tháng tốt lành đối với Google. Giá trị thị trường của công ty này đạt con số kỷ lục 260 tỉ USD. Kể từ khi phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên (IPO) vào năm 2004, giá cổ phiếu của Google đã tăng đến 900%.


Theo Laszlo Bock, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách nhân sự của Google, một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm nên thành công này là chính sách quản lý giao quyền cho nhân viên, tạo điều kiện để nhân viên cùng đóng góp ý tưởng và cùng giải quyết các vấn đề, từ đó đưa công ty trở thành một tổ chức luôn đi đầu trong sáng tạo và dẫn đầu thị trường…

Google hiện có một đội ngũ nhân viên khá nhỏ so với quy mô của công ty: Hơn 30.000 nhân viên (trong đó có 20.000 nhân viên từ Motorola Mobility, một công ty mà Google đã mua lại). Con số này khá khiêm tốn so với các tập đoàn lớn của Mỹ như Exxon Mobil (76.900 nhân viên) và Apple (72.800 nhân viên). “Tuy nhiên, so với các công ty lớn hơn, chúng tôi luôn cố gắng tạo ra nhiều kênh khác nhau để nhân viên thể hiện ý tưởng của họ. Chúng tôi hiểu rằng mỗi nhân viên sẽ có những ý tưởng khác nhau và đóng góp những ý tưởng đó theo những cách khác nhau”, Bock chia sẻ. Bock cho biết tại Google, nhân viên có thể chia sẻ ý tưởng qua các môi trường sau đây.

Google Cafes: Đây là một không gian được thiết kế để khuyến khích các nhân viên từ các phòng ban khác nhau tương tác với nhau, chia sẻ với nhau về công việc cũng như sở thích. Nhân viên của Google còn có thể tham gia vào Google+, một diễn đàn dành cho riêng họ.

Google Moderator, là một công cụ quản trị sự sáng tạo do các kỹ sư của Google thiết kế. Qua hệ thống này, khi có các buổi hội thảo về công nghệ hay các cuộc họp toàn công ty, bất cứ nhân viên nào cũng có thể đưa ra câu hỏi và chính nhân viên là người bình chọn những đề tài mà họ thích trao đổi nhất. Moderator tạo điều kiện cho nhân viên phát hiện ra các ý tưởng, vấn đề và các kiến nghị hiện tại, bình chọn cho các ý tưởng đó và đề xuất các sự kiện hay các cuộc họp để thảo luận về các vấn đề này.

Trong khi đó, TGIF là những cuộc họp toàn công ty hằng tuần. Tại những cuộc họp này, nhân viên có thể đặt ra những câu hỏi liên quan đến bất kỳ vấn đề nào của công ty lên các nhà lãnh đạo hàng đầu và các giám đốc cấp cao. Nhân viên của Google còn có một hệ thống để gửi thư điện tử trực tiếp cho bất kỳ lãnh đạo cấp cao của công ty.

Google Universal Ticketing Systems (GUTS), là một phần mềm được thiết kế để lưu trữ các vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực. Những vấn đề này sau đó sẽ được xem xét một cách hệ thống để rút ra các giải pháp thích hợp. Bên cạnh đó, FixIts là một diễn đàn mở 24 tiếng một ngày, giúp nhân viên cùng hội ý giải quyết một vấn đề cụ thể.

Google cũng tổ chức các cuộc họp chính thức định kỳ để các giám đốc trình bày các ý tưởng sản phẩm từ phòng ban của mình lên các nhà lãnh đạo cấp cao. “Chúng tôi thường xuyên khảo sát ý kiến của nhân viên về các nhà quản lý của họ, sau đó sử dụng các thông tin phản hồi này để công khai công nhận các nhà quản lý giỏi nhất và đưa họ vào danh sách các giảng viên nội bộ hay các tấm gương cho năm sau. Các nhà quản lý bị đánh giá thấp nhất sẽ được tham gia các chương trình huấn luyện và hỗ trợ. Khoảng 75% số nhà quản lý tham gia các chương trình đạt được sự cải thiện nhất định trong hiệu quả làm việc của họ trong vòng một quý”, Bock chia sẻ.

Một chương trình khác được Google sử dụng như một phần trong chiến lược trao quyền cho nhân viên là Googlegeist. Chương trình này ghi nhận lại ý kiến phản hồi của nhân viên đối với hàng trăm vấn đề khác nhau và cử ra một số nhóm nhân viên để giải quyết các vấn đề lớn nhất. “Tôi tin rằng đây ra một văn hóa mang tính nhân bản rất cao. Con người luôn đi tìm các ý nghĩa trong công việc của họ, muốn biết được chuyện đang xảy ra từ môi trường xung quanh mình và muốn có khả năng định hình nên môi trường đó”, Bock giải thích. “Với những nỗ lực đó, Google đã xây dựng được một đội ngũ nhân sự sáng tạo, đam mê với công việc và là những nhân tố không ngừng đem đến những cái mới cho công ty”, Bock tự hào chia sẻ. 
(Theo SemVietnam) 

Những bài viết cùng chủ đề

seo-google-adwords.jpg Nên chọn SEO hay Google Adwords cho chiến dịch quảng cáo

hi bạn muốn tìm cách Marketing Online cho website của mình thì bạn sẽ phải gặp ngay 2 khái niệm SEO và Google Adwords. Sau khi tìm hiểu kỹ 2 khái niệm này thì chắc chắn 1 điều rằng bạn sẽ phải phân vân rất nhiều rằng "nên chọn SEOhay Google Adwords cho chiến dịch quảng cáo website của mình ?".

xoa-cache-trinh-duyet.jpg Cách xoá bộ nhớ cache của trình duyệt

Nếu trình duyệt bạn đang sử dụng hoặc trang bạn đang xem hiển thị lỗi, trước tiên hãy thử xoá bộ nhớ cache của trình duyệt. Nếu việc đó không giải quyết được vấn đề, tiếp theo hãy thử xoá cookie của trình duyệt.

google-places.png Hướng dẫn đăng ký và tối ưu Google Places

Trong khi nhu cầu tìm kiếm thông tin sản phẩm, dịch vụ, địa chỉ, số điện thoại của doanh nghiệp, tổ chức… đang trở nên rất phổ biến trên Google Maps thì rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa biết đến và chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc đưa thương hiệu của mình lên Google Places (tên tiếng Việt là Google địa điểm).

them-10-phat-hien-thu-vi-ve-google.jpg Thêm 10 phát hiện mới thú vị về google

Bạn có biết, công cụ CAPTCHA của Google được thiết lập để đào tạo siêu máy tính?

hinh-phat-cua-google.png Hình phạt của Google dành cho website SEO quá đà

Thuật toán này chính thức update lần 1 vào ngày 24/2/2011, tới thời điểm này Google Panda đã update lên phiên bản 24. Thuật toán này ra đời nhằm phạt các website có nội dung rác hoặc các website bị trùng lặp nội dung. Nội dung rác là nội dung không phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng thông qua từ khóa truy cập hoặc nội dung đó quá sơ sài. Dấu hiệu nếu bị dính Google panda là từ khóa bị dance tức là từ khóa bị tụt đột ngột.

google-adwords.jpg Google Adwords là gì?

Quảng cáo doanh nghiệp của bạn trên Google

doi-sach-tu-khoa.jpg Đối sánh từ khóa trong trên Google Adwords

Đối sánh từ khóa trong quảng cáo trên Google Adwords

ad-sitelinks.jpg Ad Sitelinks là gì?

Ad Sitelinks là tính năng cho quảng cáo dựa trên tìm kiếm cho phép bạn bao gồm tối đa 4 liên kết bổ sung vào nội dung sâu hơn trên trang web của mình ngoài trang đích chính. Sitelinks làm tăng giá trị của các quảng cáo AdWords của bạn bằng cách hiển thị các liên kết có liên quan và được nhắm mục tiêu bổ sung cho người dùng mà truy vấn tìm kiếm của họ đã kích hoạt quảng cáo của bạn.

danh-sach-tu-khoa-hieu-qua.jpg Làm cách nào để tạo danh sách từ khoá hiệu quả?

Một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu để có một chiến dịch quảng cáo thành công trên Google chính là chiến lược từ khóa. Việc lựa chọn từ khóa không chỉ đơn giản là chọn một vài từ mà mình nghĩ rằng mọi người sẽ dùng nó để tìm kiếm nhiều nhất. Bạn luôn có thể sử dụng Công cụ Từ khoá để lấy ý tưởng về các cụm từ tìm kiếm và các chủ đề trên Mạng Hiển thị để nhắm mục tiêu với quảng cáo của mình. Bạn cũng có thể thực hiện theo các bước sau để tạo danh sách từ khoá hiệu quả hơn:

Liên hệ với chúng tôi

Họ và tên:

Số đt:

Email:

Website:

Công ty:

Nội dung liên hệ

Gửi liên hệ

Đối tác thanh toán